“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads

Dù "lên sóng" muộn hơn so với các mạng xã hội khác, nhưng Threads lại chứng kiến một sự tăng trưởng người dùng mạnh mẽ, đặc biệt là Gen Z. 

Threads đã và đang trở thành "nền văn minh" riêng, không chỉ với hệ ngôn ngữ độc đáo như "Bảnh", "Mấy ní", "Đàm",... mà nhiều chủ đề, nội dung, thậm chí là trend trên Threads đang được Gen Z lan tỏa ngược lại sang các nền tảng mạng xã hội khác. 

Vậy Gen Z đang sử dụng Threads ra sao? Đâu là các loại nội dung họ yêu thích, và làm thế nào để bắt sóng cùng thế hệ này? Hãy khám phá cùng ZLab!

“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 1.

Buổi tối là "giờ vàng" để Gen Z sử dụng Threads!

“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 2.


50% Gen Z sử dụng Threads vào buổi tối (18 - 22 giờ), đặc biệt là nữ giới với tỷ lệ 53%, gần gấp đôi so với nam giới (35,5%). Đây là khoảng thời gian họ thư giãn sau một ngày học tập và làm việc, thuận tiện để cập nhật mạng xã hội và tương tác với các nội dung.

Khung giờ đêm (sau 22 giờ) cũng ghi nhận mức độ truy cập cao, với 38,3% Gen Z cho biết họ thường sử dụng Threads vào thời điểm này. Đáng chú ý, nam giới chiếm đến 58,1%, phản ánh thói quen lướt mạng, cập nhật thông tin giải trí hoặc drama trước khi đi ngủ.

Ngược lại, các khung giờ còn lại như sáng, trưa và chiều ghi nhận lượng truy cập thấp. Nguyên nhân là do đây là thời điểm học tập và làm việc, đòi hỏi sự tập trung, nên không phù hợp để sử dụng mạng xã hội.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 3.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 4.

Gen Z muốn thương hiệu trò chuyện như bạn bè, không phải... bảng nội quy!

Theo kết quả khảo sát, 40,6% Gen Z muốn thương hiệu giao tiếp theo cách thú vị, hài hước. Với Gen Z, thương hiệu nên mang lại cảm giác vui vẻ, gần gũi, thay vì khô khan, nghiêm túc. Họ đến Threads để giải trí, không phải để đọc thông điệp "chuẩn chỉnh" kiểu truyền thống.

Tiếp theo, 27,2% Gen Z ưu tiên sự giao tiếp tự nhiên, thân thiện – nơi thương hiệu giống như một người bạn đồng hành.

Ngoài ra, vẫn có một nhóm nhỏ kỳ vọng thương hiệu dùng ngôn ngữ chuyên nghiệp (17,2%) hoặc sáng tạo, độc đáo (15,0%), cho thấy vẫn tồn tại nhu cầu về sự đáng tin cậy và khác biệt trong cách thể hiện.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 5.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 6.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 7.

Cách thương hiệu giao tiếp hiệu quả với Gen Z

Duolingo từ lâu đã nổi tiếng với chiến lược marketing "social-first" (ưu tiên nội dung mạng xã hội), tập trung xây dựng hình ảnh hài hước, thậm chí có phần "lầy lội" để tạo dấu ấn. Thương hiệu này liên tục phủ sóng trên các nền tảng như TikTok, Instagram, Twitter (X), thu hút và giữ chân đông đảo người dùng trẻ tuổi. Trước sự bùng nổ của Threads, Duolingo cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, biến nền tảng này thành "sân khấu" thể hiện cá tính thương hiệu.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 8.


Với giọng điệu hài hước, bắt trend nhanh và tuân thủ đúng tinh thần Threads "ngắn - vui - không bán hàng", Duolingo khai thác chủ đề học ngoại ngữ một cách dí dỏm, thường xuyên "meme hóa" thương hiệu, tự "troll" chính mình, cũng như siêng năng tương tác với người dùng bằng những phản hồi hài hước, tạo nên sự gắn kết tự nhiên và đầy giải trí.

Trong khi đó, Garena Liên Quân Mobile là một trong những tựa game hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu cộng đồng người chơi Gen Z đông đảo và cực kỳ năng động. Dù đã xây dựng hệ thống kênh Facebook, Instagram và TikTok, nội dung tại đây vẫn thiên về tính chính thống, chủ yếu xoay quanh cập nhật game và sự kiện. 

Việc mở rộng sang Threads giúp Garena Liên Quân Mobile nhanh chóng bắt nhịp với xu hướng mạng xã hội mới, tiếp cận sâu hơn với nhóm người chơi Gen Z và gia tăng tương tác trực tiếp với cộng đồng. 

Trên Threads, thương hiệu này theo đuổi phong cách giao tiếp hài hước, pha trộn giữa ngôn ngữ Gen Z và các tình huống đặc trưng trong game (như gánh team, ăn blue, drill, combat máu lửa…), đồng thời liên tục cập nhật các trend mới để tạo sự gần gũi. Nội dung trên Threads của Garena Liên Quân Mobile luôn đảm bảo sự ngắn gọn, vui nhộn và độc lập, mang lại cảm giác mới mẻ, thú vị cho game thủ trẻ.

Bộ ngôn ngữ được Liên Quân Mobile sử dụng để xưng hô với fans hâm mộ chính là "vk, các vk (vợ)" và thỉnh thoảng, brand tự xưng "anh". Điều này phù hợp với việc quen nhau qua game, set love của game thủ; cũng như hướng tới các bạn nữ Gen Z thích chơi game. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của game cũng được tận dụng và lồng ghép khéo léo vào đời sống (ví dụ như "Thời tiết Hà Nội dạo này như rank đầu mùa – sáng nắng chiều mưa, không biết đường nào mà pick") khiến Gen Z thích thú.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 9.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 10.


“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 11.

Mục tiêu nghiên cứu: 

1. Phân tích hành sử dụng Threads của Gen Z:

- Đánh giá tần suất, thời gian mà Gen Z dành cho Threads từ đó hiểu được đâu là khung giờ mà thương hiệu nên sử dụng để lan tỏa thông điệp.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tải/xoá Threads của Gen Z.

    2. Hiểu rõ động cơ và các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng Threads của Gen Z:

- Xác định các yếu tố "giữ chân" Gen Z trên Threads.

- Phân tích cảm nhận của Gen Z trên hành trình sử dụng Threads.

- Xác định xu hướng nội dung trên Threads được Gen Z ưa thích.

    3. Khám phá trải nghiệm mà Gen Z mong muốn thương hiệu mang đến qua Threads:

- Xác định cách mà Gen Z mong muốn thương hiệu "giao tiếp" với mình trên Threads.

- Phân tích mức độ yêu thích mà Gen Z dành cho những nội dung mà thương hiểu đăng tải trên Threads.

Phương pháp nghiên cứu:

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi (Online + Offline Survey): Thu thập và phân tích câu trả lời từ bảng câu hỏi Google Form.

- Phân tích dữ liệu thứ cấp (Secondary data analysis): Sử dụng dữ liệu đã có sẵn từ các nghiên cứu, báo cáo, thống kê về Gen Z.

- Thu thập số liệu: Khảo sát trực tuyến (Online Survey).

Đối tượng khảo sát:

- Độ tuổi: Gen Z, sinh từ 1997 - 2006.

- Giới tính: Không phân biệt giới tính.

- Khu vực: Chủ yếu là Hà Nội và Hồ Chí Minh cùng 1 số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Ninh Bình,...

Số lượng mẫu khảo sát:

- Tổng số phản hồi: 234.

- Số lượng mẫu hợp lệ: 206.

Quy trình thu thập dữ liệu:

- Thời gian thu thập: 04.5.2025 - 15.5.2025.

- Địa điểm thu thập: Các group chat của nội bộ công ty, các nền tảng mạng xã hội.

- Cách thức tiếp cận đối tượng: Gửi form câu hỏi lên trên các group chat của nội bộ công ty, chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội để người xem tự nguyện điền câu trả lời.

- Đảm bảo tính bảo mật: Cam kết bảo mật thông tin của người tham gia khảo sát.

“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 12.

“Bắt vibe” Gen Z khi lướt Threads- Ảnh 13.