Gen Z sẽ đóng góp vào 1/3 lực lượng lao động của Việt Nam trong năm 2025. Đây cũng được xem là những “người bản địa kỹ thuật số” (digital native) vì họ sinh ra vào thời điểm Internet phát triển lên một cấp độ mới, cùng với sự xuất hiện của các công nghệ di động và các nền tảng số đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Tiếp xúc sớm và là thế hệ người dùng tích cực nhất trên các nền tảng số, đặc biệt là mạng xã hội, Gen Z trở thành một nhóm rất khó nắm bắt về hành vi, kỳ vọng trong các hoạt động tiếp nhận thông tin, mua sắm, giải trí.
Khảo sát của Morning Consult vào năm 2022 cho thấy 54% Gen Z hoạt động trên mạng xã hội ít nhất 4 tiếng mỗi ngày và 38% trong số họ còn dành nhiều thời gian hơn thế. Các nền tảng mạng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất là YouTube, Instagram, TikTok và Snapchat. Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu, giúp phục vụ nhiều nhu cầu cá nhân trong cuộc sống của họ.
Ở thế hệ của Gen X và Millennials, “Google” đã trở thành động từ chỉ việc tìm kiếm, nhưng với Gen Z, Instagram và Tiktok mới là công cụ tìm kiếm hàng đầu.
Không chỉ có sự thay đổi về việc tìm kiếm thông tin qua các nền tảng, Gen Z cũng đang có những thói quen mới trong việc mua sắm, đặc biệt là qua mạng xã hội. Ngày nay, hầu hết mạng xã hội phổ biến đều có yếu tố thương mại hiệu quả, đưa người dùng trực tiếp đến điểm mua sản phẩm. Facebook là nền tảng mạng xã hội đầu tiên bổ sung các tính năng thương mại, từ đó mở ra một xu hướng mua sắm mới. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, vào thời điểm Facebook “bùng nổ” tại Việt Nam năm 2013, đã có tới 45% người dùng Internet mua sắm từ mạng xã hội này.
Sự tiện lợi trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm cũng như trải nghiệm mua sắm dễ dàng, tiện lợi đã thúc đẩy người dùng ngày càng ưa thích shopping qua mạng xã hội. Kể từ đó, một cách tự nhiên, những nền tảng truyền thông xã hội đang lên như TikTok cũng bắt kịp xu thế này. Với phần lớn người dùng thuộc thế hệ Gen Z, không có gì ngạc nhiên khi nhóm người dễ bị “sa chân” vào việc chi tiền khi lướt TikTok chính là giới trẻ.
Ngoài ra, một báo cáo của Decision Lab chỉ ra trong quý 1 năm 2024, có 41% người dùng chọn TikTok là kênh mua sắm yêu thích. Con số này đã giúp TikTok vượt qua Facebook vươn lên vị trí top 3 nền tảng shopping online phổ biến tại Việt Nam.
Cũng từ số liệu của Decision Lab, TikTok cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của mình đối với người dùng trẻ. Tuy rằng “sinh sau đẻ muộn”, TikTok đã vượt mặt những cái tên “đình đám” như Facebook, Youtube, trở thành nền tảng mạng xã hội được Gen Z ưa chuộng để shopping online. Có tới 12% người dùng Gen Z sử dụng TikTok để mua sắm, trong khi con số này đối với Facebook, Youtube lần lượt chỉ là 3% và 2%.
Quang Nguyễn, 23 tuổi - một nhân viên văn phòng đang sống và làm việc tại Hà Nội cho biết: “Mạng xã hội, đặc biệt là TikTok cho giới trẻ cơ hội biết đến và tiếp xúc với rất nhiều sản phẩm đa dạng của mọi ngành hàng. Từ những sản phẩm đang thịnh hành trong giới trẻ hay đồ dùng cá nhân, sinh hoạt hàng ngày, tất cả đều có thể tìm thấy trên TikTok Shop chỉ với một vài thao tác đơn giản. Thậm chí, mình còn có thể mua với giá rất rẻ qua livestream hoặc qua giỏ hàng của các KOL review sản phẩm đó. Điều này khiến mình không ngần ngại chi tiền cho việc mua sắm trên TikTok.”
Xuất phát điểm là một nền tảng chia sẻ video ngắn, TikTok đã phát triển với tốc độ chóng mặt và tích hợp thêm tính năng thương mại điện tử có tên TikTok Shop. Tháng 4/2022, TikTok Shop chính thức vào thị trường Việt Nam và ngay lập tức thừa hưởng 49,9 triệu người dùng mạng xã hội có sẵn. Với việc có thể cùng lúc trải nghiệm những nội dung giải trí hấp dẫn và mua sắm tiện lợi trên cùng một ứng dụng, dễ hiểu vì sao TikTok lại có sức hút lớn đến vậy với người dùng.
Gen Z chính là những người tích cực hơn cả trong việc “chốt đơn” online. Báo cáo năm 2023 của Meta và Bain & Company về xu hướng tiêu dùng kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á cho thấy, Gen Z chiếm 73% số lượng người mua hàng trên các nền tảng số. Tuy say mê bỏ vào giỏ hàng và chốt đơn, Gen Z cũng là một thế hệ tiêu dùng thông minh, kỹ tính không kém gì các thế hệ khác. Khi shopping trên TikTok, Gen Z Việt thường có những thói quen điển hình dưới đây:
Những con số này chỉ ra rằng thay vì “vung tiền” theo cảm tính hay mua sắm “bốc đồng”, Gen Z cũng rất nỗ lực trong việc kiểm soát tiêu dùng cá nhân. Họ dành thời gian để cân nhắc trước khi ra quyết định mua hàng và chỉ chốt đơn với mức giá hợp lý sau khi đã áp dụng các voucher khuyến mại để tránh tình trạng làm cả tháng, rỗng ví trong một ngày giảm giá.
Chia sẻ về điều này, Vi Anh (24 tuổi, Hà Nội) tỏ ra đồng cảm: “Bây giờ đi đâu cũng thấy mọi người nói về chuyện mua hàng trên TikTok vừa tiện lợi vừa có nhiều ưu đãi nên mình cũng muốn thử xem sao. Bản thân mình cũng đã xem một vài phiên livestream trên TikTok, quả thực khi áp voucher thì giá rất ổn áp, quá trình từ bỏ vào giỏ hàng đến chốt đơn cũng cực kỳ nhanh, gọn, lẹ!”
Theo một khảo sát từ công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (2023), 45% người được hỏi cho rằng các deal độc quyền chỉ có trên TikTok chính là yếu tố thôi thúc họ mua sắm tại nền tảng này thay vì các trang thương mại điện tử khác. Đặc biệt vào mùa Mega Sales, thời điểm mà các deal độc quyền được tung ra “rộn ràng” nhất, người dùng có xu hướng hào phóng hơn trong việc rút hầu bao shopping trên TikTok.
Từ kết quả nghiên cứu Kantar thực hiện vào đầu năm 2024 về chương trình Mega Sales 2023, tại Việt Nam, có tới 93% người dùng TikTok tham gia mua sắm vào mùa Mega Sales năm ngoái, thúc đẩy các thương hiệu đạt được mức tăng trưởng chuyển đổi mạnh mẽ, lên đến 8,7 lần. Gen Z dĩ nhiên cũng không thể đứng ngoài sự kiện mua sắm hấp dẫn này. Báo cáo của Toluna (2022) cho biết, có 81% Gen Z và Millennials tại Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào dịp Mega Sales.
Tuy háo hức trước Mega Sales là vậy, Gen Z vẫn luôn là những người tiêu dùng kỹ tính. Để đảm bảo có một mùa mua sắm thành công, các Z-ers không ngại dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như thương hiệu mà mình quan tâm. Chẳng hạn, sau khi xem được các quảng cáo về Mega Sales, Gen Z thường có xu hướng:
Có thể nói rằng, deal độc quyền, mã giảm giá và các voucher hấp dẫn chính là lợi thế của TikTok trong việc chiếm lấy trái tim của những tín đồ shopping. Báo cáo của Toluna cho biết thêm, động lực khiến Gen Z tại Việt Nam chốt đơn tích cực trong mùa Mega Sales phải kể đến những yếu tố như:
Là một “cao thủ” săn sale trên TikTok, Thu Hà (20 tuổi, TPHCM) chia sẻ: “Với Gen Z khi mua sắm, giá cả chắc chắn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Mỗi khi đến sự kiện Mega Sales, mình thường dạo một vòng quanh TikTok để cho vào giỏ hàng trước những sản phẩm muốn mua, sau đó sẽ tích lũy các mã giảm giá, voucher, so sánh xem ở đâu có thể mua được với giá hời hơn là chốt đơn liền!”
Có thể nói rằng, mua sắm trên mạng xã hội đang trở thành một xu hướng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, được dẫn đầu bởi chính thế hệ tiêu dùng Gen Z. Với những bước phát triển thần tốc nhờ tận dụng hình thức Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), TikTok đang cho thấy vị thế đáng gờm trong đường đua thuyết phục các “thượng đế” trẻ tuổi “chốt đơn” ngay trên nền tảng của mình.
Xu thế này cũng mở ra những cơ hội đầy tiềm năng cho các thương hiệu sử dụng các nền tảng mạng xã hội như TikTok thành một công cụ bán hàng hiệu quả, tiếp cận phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Tuy vậy, tương lai của mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội được dự đoán vẫn còn ẩn chứa nhiều hứa hẹn bất ngờ dành cho các nhà bán hàng. Ngoài ra, hành vi của người tiêu dùng vẫn có khả năng thay đổi phụ thuộc vào những biến động của thời đại và cuộc sống. Vì thế, để đảm bảo được sự tăng trưởng cho doanh nghiệp, các thương hiệu cần không ngừng vận động, đổi mới, đồng hành sát sao cùng khách hàng, từ đó nắm bắt và tận dụng cơ hội từ những xu thế mới nhất trên thị trường.